Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Học chữ Thái Qùy Châu (Bài 8)

HỌC CHỮ THÁI QUA FACEBOOK- HỆ CHỮ THÁI QUỲ CHÂU

Trong các bài trước, các bạn đã được biết hầu hết tất cả các “thủ thuật” (quy luật) để ghép vần cho chữ Thái Qùy Châu. Phần sau đây giới thiệu tiếp những quy luật còn lại.

1) Các từ trùng tên của vần.
Trong tiếng Việt, ta thấy có những từ trùng với tên của vần như: ăn, ai, én, in, im
ắng, uống, ổi, yên ổn, v.v…
Trong tiếng Thái Qùy Châu cũng có các từ mang tính chất như thế, ví dụ như: ai
(anh), ọc (ra), áu (lấy), ùn (ấm), áy (ho), v.v…
Tuy nhiên khi viết các từ này bằng chữ Thái Lai- Tay, quy ước là phải thêm chữ (có hình thức như một hình vòng cung, còn gọi là phụ âm giả) vào đằng trước.
Xem ví dụ:



2) Các từ trùng tên của chữ cái.
Mỗi phụ âm trong bảng chữ cái Lai- Tay có một tên được đọc lên theo vần O. Tuy
nhiên, tên gọi của chữ cũng trùng hợp với tên của một từ tương ứng. Ví dụ: Tên
của phụ âm MỎ (m) trùng với danh từ MỎ (thầy mo), tên của phụ âm TÓ (T)
trùng với động từ TÓ (húc, chận). Như vậy, từ MỎ (thầy mo) và một só từ khác mang tính tương tự sẽ được viết như sau:



3) Các vần có -ANH, -ACH, -INH, -ICH, -ÊNH, -ÊCH.
Các vần trong phiên âm tiếng Thái Qùy Châu có các vần -ANH, -ACH, -INH, -ICH, -ÊNH, -ÊCH tương ứng sẽ phải chuyển đổi thành -ENG, -EC, -ING, -IC, -ÊNG, -ÊC.
Ví dụ:



4) Các vần mở và vần đóng.
Các bạn cũng lưu ý thêm nhé, trong chữ Thái Qùy Châu, các cặp ký tự UA- UÔ, ƯA- ƯƠ, IA- IÊ, Â- Ơ (gọi là các cặp vần mở và đóng) được sử dụng như nhau chứ không phân biệt như trong tiếng Việt. Ví dụ:




5) Sử dụng phụ âm nhóm cao- thấp.
Có 6 cặp phụ âm cao- thấp được sử dụng tùy theo thanh điệu. Theo đó, các phụ âm nhóm cao (vị trí hàng dưới của từng cặp trong bảng chữ cái) sẽ đi với các từ phiên âm mang mải pắc (/) và mải pạy (.). Các phụ âm nhóm thấp đi với các dấu (mải) còn lại.


 6) Các kí tự đặc biệt.
Trong Bảng chữ cái, có một số ký tự mang những chức năng riêng cần được giải thích để các bạn biết được cách sử dụng. Một số kí tự khác như G, R, TR, S vốn không có trong các từ ngữ tiếng Thái nhưng vẫn được đưa thêm vào để sử dụng cho các từ ngữ mới hiện nay.



Trong bài sau mình sẽ giới thiệu toàn bộ phần Tổng hợp về chữ Thái Lai- Tay…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét