Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

Học chữ Thái Qùy Châu- Bài 1


HỌC CHỮ THÁI QUA FACEBOOK (HỆ CHỮ THÁI QUỲ CHÂU)

Như đã hẹn, bắt đầu từ hôm nay mình sẽ post các bài học chữ Thái lên trang Facebook để có bạn nào cần tiếp cận với chữ Thái thì cùng nhau tìm hiểu. Bạn có thể ghép vần được chữ Thái chỉ sau 10 bài học.
Những bài học này được post trên Blog để dễ nhóm và tìm kiếm, từ đây tiếp tục được chia sẻ lên trang chủ Facebook cá nhân của mình và trang Facebook của nhóm Club Người Thái; đồng thời các bài học cũng được chuyển sang dạng PDF và post lưu trữ
vào mục "Tài liệu" của nhóm Club Người Thái. Như vậy, sẽ có nhiều hướng khác nhau để các bạn dễ tìm kiếm và theo dõi.
Ở tỉnh Nghệ An có 3 hệ chữ Thái khác nhau, bao gồm Hệ chữ Qùy Châu (còn gọi là Lai- Tay, viết dọc); hệ chữ Xư- Thanh (hoặc cũng gọi là Lai- Thanh, của nhóm Thái Tay- Thanh, viết ngang) và hệ chữ Lai- Pao của người Thái cư trú dọc theo đường 7 (chữ "Pao" có nghĩa là sông Nậm Pao, tức là Sông Cả- là hệ chữ viết ngang). Nếu bạn biết rằng, trong số 54 dân tộc ở VN chỉ có vài dân tộc có chữ viết thì bạn mới thấy hết được sự giàu có và tự hào về văn hóa của người Thái Nghệ An.
Đợt này mình chỉ post các bài học về chữ Thái Qùy Châu. Font chữ Thái Qùy Châu sử dụng minh họa trong các bài học này là do mình tự thiết kế từ năm 2009. "Cây nhà lá vườn" đấy, he he!!
Sau này có điều kiện mình sẽ thiết kế thêm font cho chữ Xư- Thanh và Lai- Pao; và cũng post thêm các bài học về chữ Xư- Thanh, chữ Lai- Pao…


BÀI 1. PHỤ ÂM CỦA CHỮ THÁI QUỲ CHÂU.

* Phụ âm là gì?
- Nói nôm na, ta cứ coi phụ âm là tên các chữ cái la- tinh trong bảng chữ cái tiếng Việt mà khi bạn muốn đọc nó lên phải "gân cổ, bặm môi, phun trào…" thì mới đọc được. Nguyên âm thì cứ há miệng ra uốn éo một chút là ổn. Ví dụ:
/ Phụ âm là b, c, m, n, t, x, v, đ v.v…
/ Nguyên âm là a, i, o, u, e v.v…




Ảnh: Các phụ âm của chữ Thái Qùy Châu (riêng 2 chữ sau cùng là các "ký tự đặc biệt"). 
Nhấp vào ảnh để xem kích thước lớn hơn.

* Nhìn vào bảng phụ âm, sao lại thấy có một số chữ như p, t, x… lại có 2 cách viết khác nhau?
- Sở dĩ như vậy là vì trong văn bản chữ Thái không có các dấu thanh (như các dấu sắc- huyền- hỏi… trong tiếng Việt) nên các cụ ta ngày xưa phải sử dụng hình thức chữ viết khác nhau để phân định âm cao âm thấp. Tuy đã phân định như thế nhưng do chỉ có 2 hình thức ký tự nên vẫn phải luận nghĩa theo ngữ cảnh.
Vậy là giả dụ như thấy phụ âm M ghép với nguyên âm A thì sẽ phải hiểu thành các nghĩa sau: ma = (con chó/ con ngựa/ về, đến…).
* Các chữ được thể hiện bằng 2 chữ cái la- tinh cũng là phụ âm?
- Đúng! Có nhiều phụ âm kép trong tiếng Việt được thể hiện cho một phụ âm đơn trong tiếng Thái. Như vậy, khác với tiếng Việt, tất cả các phụ âm trong tiếng Thái chỉ được thể hiện bằng 1 ký tự. Bạn sẽ thhấy các phụ âm ng, ph, th, ch… được thể hiện chỉ bằng 1 ký tự trong bảng chữ Thái.


4 nhận xét:

  1. cháu cảm ơn bác nhiều nhé^.^

    Trả lờiXóa
  2. Hay lắm bác ơi !
    Cần lắm nhưng người có nhiệt huyết như bác !

    Trả lờiXóa
  3. bác ơi cháu có một góp ý nhỏ, có thể đúng cũng có thể sai, nhưng đây là chỉ là quan điểm cá nhân của cháu. theo cháu thấy việc học tiếng thái để giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống của dân tộc mình là một viêc hết sức quan trong. nhưng người thái chúng ta bây giờ chỉ biết nói mà đa phần không biết viết, trong đó có cháu. cái cơ bản cháu nhận ra ở đây là việc học hệ chữ cổ lai tay đã bị thất truyền từ lâu và khi học cũng ít người dùng nó thường xuyên nên việc học lại quên là rất bình thường. thay vì dùng hệ chữ cổ lai tay bác có thể nghiên cứu ra một loại bảng chữ cái riêng cho người thái ta được không? cũng như người việt nam đổi từ hán nôm sang dùng chữ la tinh, hay người nhật dùng chữ hán kết hợp với chữ cái mới của họ. việc tạo ra một bảng chữ cái và các dấu câu để biểu đạt đúng âm của từ chúng ta muốn nói và dùng các loại chữ cái phổ biến nhất như chữ la tinh chẳng hạn, điều đó vừa dễ dùng để soạn thảo văn bản trên máy vừa dễ viết đơn giản trên giấy bằng bút. việc dùng thường xuyên như vậy có thể sẽ rất dễ nhớ và góp phần làm phong phú hơn về vốn từ cũng như có thêm tài liệu được ghi chép lại bằng tiếng thái chúng ta cho thế hệ sau. theo cháu nghĩ những thứ đã lỗi thời thay vì cố giữ mà không thành thì chúng ta nên thay đổi cho phù hợp với hiện tại ah. Việc này không giống như Bác Bùi hiền đòi thay bảng chữ cái tiếng việt trong lúc không cần thiết mà là một việc hết sức thiết thực và có ý nghĩa. cháu cũng đã suy nghĩ chuyện này khá lâu rồi hôm nay mới giám nói lên đây mong mọi người góp ý thêm.

    Trả lờiXóa