Trong Bài 2, cũng có 1 comment thắc mắc về quy luật ghép vần –oa, nhưng do những giải đáp cho thắc mắc này sẽ được trình bày trong các bài học sau, nên mình không nhắc lại nữa…
BÀI 3. TẬP GHÉP VẦN.
* Chữ Thái Qùy Châu được viết theo hàng dọc, vậy cụ thể phải viết như thế nào? - Chữ Thái Qùy Châu được viết theo hàng dọc, có nghĩa là chữ thứ hai được viết bên dưới chữ thứ nhất, chữ thứ 3 được viết bên dưới chữ thứ 2, và cứ tiếp nối như vậy… Tuy nhiên, thứ tự các cột phải được sắp xếp từ phải qua trái (như chữ Hán Nôm). Ví dụ sau đây viết cho 2 dòng "Khau dù ná, pả dù nặm" (Lúa ở ruộng, cá ở nước).
* Ghép vần trong chữ Thái Qùy Châu có giống
với cách ghép trong tiếng Việt không?
- Tất nhiên là ghép vần có phần giống như tiếng Việt, giống
như mình ngày xưa học Vỡ lòng phải
học ghép các từ tiếng Việt...
Bây giờ chúng mình thử ghép chữ Thái xem thế nào nhé! Rất
đơn giản: phụ âm đứng trên và nguyên âm đứng dưới (hay là nói: "nằm trên,
nằm dưới"- thích kiểu gì thì cứ nói theo kiểu đó cho vui).
Hướng đến Bài 1 và Bài 2, bạn cứ chọn đại đi một phụ âm
trong bảng phụ âm, tiếp đó là "chọn đại" đi một nguyên âm trong bảng,
để ghép thành từ. Mình nghĩ là kết
quả có phần giống thế này:
Đây là cách ghép vần đơn giản nhất trong chữ Thái. Các bạn
để ý sẽ thấy chữ "co" ghéo vần với các nguyên âm –e và –ô là không phân
biệt, nghĩa là chữ k và c hoàn toàn giống như nhau trong chữ
Thái.
* Trường hợp ghép vần với các nguyên âm kép
thì sao?
- Ghép vần với các nguyên âm kép cũng đơn giản như trường
hợp của nguyên âm đơn thôi. Xem ví dụ:
- Trong số các nguyên âm kép, các bạn để ý thấy 3 nguyên âm –ăc, -ăt, -ăp có hình thức giống như
các phụ âm b, c, đ nhưng lại bị một
gạch ngang kéo qua. Đây gọi là các nguyên âm được vần hóa từ phụ âm. Trong phần
phụ âm vần và cấu tạo vần ở ác bài học sau sẽ nói rõ hơn về trường hợp này.
- Riêng việc ghép vần với nguyên âm o cũng sẽ đề cập ở các bài sau…
Bài hôm nay tạm dừng ở đây thôi nhé! Các bạn sẽ ghép được số
vần kha khá rồi đấy…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét