Gần đây, mình có post lên Blog
"tri thức bản địa dt thái nghệ an" một số truyện cổ tích được kể theo hình
thức viết phiên âm tiếng Thái Qùy Châu. Có một số bài mình rất thích như
"Ai Chết Hảy", hay là bài "Cày phặc cày cờ tạc",… Mình thấy
nhiều bạn cũng thích nhưng lại… khổ sở vì thấy rất khó đọc truyện thông qua
cách viết phiên âm như thế.
Trong bài này mình sẽ hướng dẫn cho các bạn cách đọc phiên
âm tiếng Thái Qùy Châu sao cho dễ dàng, đơn giản…
BÀI 4. CÁCH ĐỌC PHIÊN
ÂM TRONG TIẾNG THÁI QUỲ CHÂU.
* Bạn đã hiểu về dấu thanh của tiếng Việt như
thế nào?
- Từ hồi bé tí còn học Lớp Một, chúng ta được thầy cô dạy
rằng trong tiếng Việt có 6 thanh, gồm các thanh ứng với dấu sắc (/), dấu huyền
(\), dấu hỏi (?), dấu ngã (~), dấu nặng (.) và không dấu (-). Vậy, bạn đã hiểu về dấu thanh của tiếng Việt như
thế nào?
Thực chất, những cái tên "dấu sắc", "dấu
huyền", "dấu ngã" v.v… chẳng có gì quan trọng cả, mà chỉ là
những "quy ước" đơn thuần. Theo đó, tất cả những từ được mang "dấu
huyền" (\) thì bắt buộc phải được đọc lên đúng theo thanh điệu của chữ huyền (ví dụ các từ là, mà, người, thì, còn, và…). Tương tự
như thế, tất cả những từ được mang "dấu nặng" (.) thì phải đọc đúng
theo thanh điệu của chữ nặng (ví dụ lợi hại, đọc, lục lọi, được dịp…). Với
dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã và không dấu cũng tương tự như vậy (không dấu thì đọc
theo thanh điệu của từ không).
Vậy đấy, có nghĩa là có đến n phương án để đặt tên
cho các dấu thanh trong tiếng Việt. Và theo phương án của mình chẳng hạn, nếu
thích thì mình sẽ đặt tên như sau: dấu gà (\), dấu bướm (/), dấu thỏ (?), dấu
nhện (.), dấu muỗi (~)… Nếu người ta đánh vần là cờ- a- ca- huyền- cà trong từ "cà" thì mình sẽ đánh vần
các từ theo cách của mình như sau: mèo =
mờ- eo- meo- gà- mèo; nắng = nờ- ăng- năng- bướm- nắng; tỏi = tờ- oi- toi- thỏ-
tỏi; nhẹ = nhờ- e- nhe- nhện- nhẹ và lỗi
= lờ- ôi- lôi- muỗi- lỗi v.v… he he!
* Các dấu hiệu (/ \ ? ~ .) còn là gì nữa?
Mình khẳng định là, những dấu như thế này (/ \ ? ~ .) được
gọi là dấu sắc, dấu huyền… chỉ ở trong
tiếng Việt mà thôi. Trong tiêng Pháp cũng có những dấu như (/ \ ~) nhưng
người ta quy ước cách gọi khác.
Tiếng Trung Quốc (Quan Thoại) cũng sử dụng chữ la- tinh làm
phiên âm. Người Trung Quốc cũng sử dụng các dấu (/ \ -) trong hệ thống phiên âm
nhưng quy ước thì cũng khác với Việt Nam (đương nhiên rồi)…
* Và đặt tên cho dấu thanh của tiếng Thái Qùy
Châu?
Xếp theo một trật tự chung nhất, thì tiếng Thái Qùy Châu có
5 thanh. Và mình tạm quy ước đại để cho nó như sau:
- Thanh 1 được dùng trong các từ: ho (cong), pay (đi), hên (thấy), xam (số 3), xong (số 2), nưa (trên)...
Vì coi như chưa có dấu nên mình tạm viết là ho1, pay1, hên1, xam1, xong1, nưa1,
v.v…
- Thanh 2 được dùng trong các từ: cay2 (gà), đon2 (trắng),
pay2 (chưa), nhang2 (bước đi), tăm2 (thấp), v.v…
- Thanh 3 được dùng trong các từ: bo3 (không), cau3 (số 9),
khăm3 (sắp, sắp sửa), heo3 (răng), na3 (mặt), xôm3 (chua), v.v…
- Thanh 4 được dùng trong các từ: mi4 (có), côn4 (người),
tang4 (đường), chêt4 (số 7), hôc4 (số 6), xip4 (số 10), meo4 (con mèo), pêt4
(con vịt)…
- Thanh 5 được dùng trong các từ: pha5 (trời), hoi5 (100),
xăm5 (hết), nôc5 (chim), pet5 (số 8), chut5 (đốt), đet5 (nắng), v.v…
Từ dấu, đánh dấu
trong tiếng Thái được đọc là "mai1" (khi đánh dấu để phát nương rẫy,
người ta nói là "mai1 hay2"). Vậy nên từ dấu thanh trong tiếng Thái ta cũng gọi là mai1.
* Theo đó, thanh 1 được mình gọi là "mai1 ho1"
(dấu cong) và gán ký hiệu này [?] cho nó (gần giống dấu
hỏi).
Như vậy tên của thanh 1 vừa được đặt là mải hỏ (dấu cong) và tất cả các từ phiên âm trong tiếng Thái Qùy
Châu khi được mang dấu (?) đều phải được đọc theo thanh điệu của từ hỏ (cong). Ví dụ như các từ: hển (thấy), phỏm (gầy), phổm (tóc), thảy
(cày), nảm (gai), v.v…
Tương tự, tên của thanh 2 mình đặt là mải xừ [\] (gần giống dấu huyền) Ví dụ cho ứng với "mải xừ" có các từ như sau: cày đòn
(gà trắng), nằng (ngồi), xày (trứng), v.v…
Thanh 3 đặt là mải bo
và không có ký hiệu nào được gán (như không dấu trong tiếng Việt). Các từ: bo
(không), coi (trói, buộc), noi (ít), huôi (suối), hay (khóc), đay (được), mo
(nồi) v.v…
Thanh 4 gọi là mải
pắc [/] (gần giống dấu sắc). Các từ: cốn (người), nhám (mùa), pết (vịt),
lốm (gió), hướn (nhà), tốc (rơi), ná (ruộng), quái (trâu), ngúa (bò), v.v…
Thanh 5 gọi là mải
pạy [x] (sử dụng dấu nặng để thay cho ký hiệu này). Ta có các từ: phạ họn
(trời nóng), nọng (em), nặm (nước), nộc pịt (chim ri), một (con kiến), v.v…
Có anh bạn của mình đã nói: "Sử dụng dấu thanh trong
phiên âm tiếng Thái cũng cần thoát ly khỏi tư duy tiếng Việt"- mình thấy
đúng là như thế.
Mong các bạn hãy tạm thời thoát ly khỏi tư duy tiếng Việt
khi quay lại với tiếng Thái của mình…
Hẹn gặp lại các bạn ở bài sau nhé!
thầy dậy thế này cũng sẽ chẳng ai hiểu đâu... em đã từng tham gia khóa học và đã có khả năng đọc được đa số chữ mà còn chưa hiểu... em nghĩ những ví dụ mà thấy đưa ra thầy nên dùng các hình ảnh hay gì đó mà có chữ lai tay vào đó...
Trả lờiXóachẳng biết trả lời sao cho phù hợp với bài bình luận này cả
XóaOh sơn vi văn ah, mh cũng chẳng cầu toàn đâu, nên có ai ko hiểu thì đành chịu vậy... Tuy nhiên mh cũng đã rất cố gắng để thực hiện được lời hứa với các MEM là đưa bài học chữ Thái lên Facebook...
Trả lờiXóathe nay de hieu ma Son Vi Van. cam on thay binh sam ak
XóaXin chào anh Binh Sam, lời chào từ xứ sở thác Bản Giốc, Cao Bằng. Bài post của anh trên Club Người Thái đã dẫn tôi đến đây, và tôi đã chăm chú làm quen với 4 bài học của anh, trong đó việc làm quen với hệ thống thanh điệu của tiếng Thái Quỳ Châu là 1 trải nghiệm rất thích thú: tôi nhận ra khá nhiều điểm tương đồng giữa tiếng Tày quê tôi và tiếng Thái quê anh.
Trả lờiXóaHiện tại tôi đang trong quá trình hoàn thiện 1 bộ chữ viết dùng ký tự la-tinh cho phương ngữ Tày huyện Trùng Khánh, Cao Bằng, và do đó việc được tiếp cận với các bài học khúc triết của anh, với các tài liệu mà anh đã biên soạn và cống hiến cho cộng đồng, là một điều may mắn, một cơ hội học hỏi đáng quý cho tôi. Vậy, tôi xin chân thành cảm ơn anh!
Gửi anh Vinh Ha Long!
XóaTôi rất vui thấy anh đã quan tâm đến những bài post của tôi... Khi sinh hoạt trong mạng VTIK về bảo tồn và phát triển chữ Thái Việt Nam, tôi có dịp quen biết ông Lường Đức Chôm, một giáo viên dạy chữ Thái ở huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Theo ông Chôm cho biết, trước kia ở Đà Bắc có một cộng đồng người Thái nhận mình là TÁY và nay được xếp vào nhóm của dân tộc Tày, nhưng thực ra vẫn là dân tộc Thái.
Tôi không có điều kiện nghiên cứu về lịch sử dân tộc Thái và Tày, nhưng có cảm giác rằng Thái và Tày "cùng là một dân tộc nhưng thuộc về những nhóm Thái khác nhau" (tôi xin lỗi trước nếu cách nghĩ này là không chính xác)... Bởi như tôi thấy rằng, ở Nghệ An hiện vẫn có 2 nhóm Thái khác nhau là Tay Mương và Tay Thanh (khác nhau về sự biến đổi ngữ âm và nhất là y phục và phong tục tập quán)... chưa nói là ở Nghệ An quê tôi người Thái nhóm Tay Mương của tôi vẫn luôn tự xung mình là TÁY...
Tôi cũng rất tâm đắc với ý tưởng "thoát ly khỏi thanh điệu tiếng Việt" khi xây dựng quy ước cho thanh điệu tiếng Thái. Nếu anh vận dụng được điều này thì sẽ nâng cao được tính tự tôn dân tộc mà lại rất chính xác về mặt khoa học. Tôi đã từng chứng kiến người Thái tranh cãi với nhau rất nhiều về cách sử dụng dấu thanh điệu nhưng không có kết quả gì chỉ vì họ không nghĩ đến việc phải thoát ra khỏi tư duy sử dụng thanh điệu của tiếng Việt (Kinh)...
Chúc anh thành công trong việc theo đuổi sự đam mê của mình vì cộng đồng dân tộc...
Tôi cũng thật vui khi nhận đc hồi âm rất sớm của anh. Thông tin của anh về ông Lường Đức Chôm đã là câu trả lời tuyệt vời cho những hoài nghi, thắc mắc bấy nay của tôi, nảy sinh sau bài báo "Khó quá, chữ Tày ơi!" http://www.baohoabinh.com.vn/220/37533/Kho_qua_chu_Tay_oi.htm
XóaQuả tình, khi đọc bài báo đó, nói về hiện trạng "chữ Tày" ở địa phương đó, xem tấm ảnh với mặt chữ đó, (khác hoàn toàn so với chữ Nôm Tày), tôi đã hoài nghi về tính Tày của nó. Cảm ơn anh đã giúp tôi câu trả lời khẳng định.
Tôi hoàn toàn đồng tình với anh về ý tưởng rất đúng là cần "thoát ly khỏi thanh điệu tiếng Việt". Hơn thế nữa, trong quá trình tạo dựng bộ chữ viết mới, tôi chủ trương phải độc lập khỏi ảnh hưởng của chữ Quốc ngữ, chữ viết mà người Pháp tạo ra cho tiếng Kinh, không phải đã rất hoàn hảo, mà nay sự phổ biến và quen thuộc của nó đã trở nên một rào cản vững bền chống những ý tưởng cải tiến.
Phương ngữ chúng tôi có đến 8 thanh điệu, mà để thể hiện chúng, tôi dùng "ký tự thanh điệu" gắn vào cuối từ, anh ạ, kiểu như gõ Telex hay chữ H’Mông vậy: a ar as al ak ad ab af. Ngoài ra, bảng chữ cái của tôi là la-tinh thuần tuý, tức không có 1 ký tự đặc biệt nào, không cần 1 bộ gõ chuyên dụng nào để đánh máy vi tính.
Tôi rất thích tục ngữ tiếng Tày và đang sưu tầm chúng. Tiếng Thái tôi biết cũng rất phong phú về thành ngữ, tục ngữ, và tôi cũng sẽ sưu tầm, và thử dịch ra tiếng Tày... Anh có thể giúp tôi những lời khuyên, những cái link được không ạ? :-)
Tôi rất ủng hộ anh về sưu tầm tục ngữ tiếng Tày. Tôi có viết chung với ông Quán Vi Miên (Hội viên Hội VNDG VN, Hội VHNT các DTTS VN) cuốn "Tục ngữ Thái giải nghĩa". Nếu anh tham khảo cuốn này sẽ rất tiện lợi vì nó đã được phân tích và hệ thống hóa sẵn, anh chỉ cần "thêm bớt, lắp ghép" sao cho phù hợp với tiếng Tày là được. Download tại đây: http://www.mediafire.com/view/?y4u3ln4y80yb9ln
XóaDùng chữ Latin vào tiếng Thái của chúng ta liệu, có làm được không bác Bình, cháu rất hào hứng với ý tưởng này.
Xóacam on thay thay that tam huyet, neu co thoi gian chac chan e se tham gia 1 khoa hoc viet chu thai que minh.
Trả lờiXóaCháu rất thích các câu truyện ấy , nhất là theo lối ca dao, nhưng khổ nỗi có 1 số từ ngữ cổ hiện nay lớp trẻ như chúng cháu ít đc nghe vì chỉ nghe được trong những bài Xến ,hay Hăng vắn nên không hiểu hết đc nghĩa của nó và ít được dùng nữa, và một cái nữa là Mái (thanh điệu ) một số nơi không giống nhau. không ở đâu xa như ở châu bình quê cháu ( mướng cổ bá ) và châu hội (mướng mún )khoảng cách không xa nhưng phát âm đã khác nhau rồi, vd: môt, một,(kiến), và nhiều thanh nữa.
Trả lờiXóaNam Kim ah, nếu (các) bạn không biết, ko nghe được những từ ấy cũng là chuyện thường tình... Có nhiều từ ngữ cổ xưa phải đưa vào văn cảnh cụ thể mới xác định được nghĩa... Tuy nhiên, mh xác đinh rằng các từ ngữ của quê bạn cũng ko khác nhiều đâu, các bạn cứ từ từ và xác định, nếu có sự khác biệt cũng khôg phải là chuyện lạ...
XóaĐiều nguy hiểm nhất trong tư duy người Thái (nói chung) là cho rằng vùng mường của mh nói đúng, và vùng mường của ng ta (nếu có) là hoàn toàn nói sai. Người Thái ko ai có quyền cho rằng mh nói đúng và người khác nói là ko đúng... Mh làm công việc liên quan đến dạy chữ Thái- tiếng Thái nên mh nghiên cứu rất kỹ về lý luận để người Thái ở đâu cũng giữ được bản sắc của mh và ko có cảm giác thua kém với ng Thái ở vùng mường khác...
Hihi, điều nguy hiểm đó không xảy ra đâu bác àh , có chăng đó chỉ là nói tếu nhau thôi bác àh. !
Trả lờiXóa