(Ảnh từ internet)
Ở miền Tây Nghệ
An có ngọn núi Pù Mát nổi tiếng đẹp và hoang dã. Đó là khu bảo tồn thiên nhiên
của nước ta. Người Thái ở đây kể rằng: Ngày xưa, ở vùng Mường Xiêng này có một
đôi vợ chồng nghèo không có con. Họ phải cầu rừng, khấn suối, làm điều lành,
mãi người vợ mới có thai. Lúc đó bà đã già.
Bà không biết lúc nào sẽ sinh con. Bỗng một hôm, đứa trẻ sinh ra bên hông người mẹ, nói được ngay, chân đi đôi "cợp" (giày) bằng vải thêu rất đẹp, tay cầm cuốn sách "lai- pao" (sách chữ Thái). Người mẹ thấy rất lạ, nhưng cũng mừng, ôm con sờ nắn xem khắp người con, thấy trên ngực nó có một vết mát (chàm, bớt), càng lấy làm lạ. Hai vợ chồng đặt tên con là Khăm Mát. Đứa trẻ lớn nhanh như cây măng, khoẻ như cây cao trong rừng, mắt sáng như ngôi sao trên đỉnh núi, nhanh trí hiếm có, khiến tên Chàu Đin (chúa đất, chủ mường) trong vùng rất lo sợ.
Bà không biết lúc nào sẽ sinh con. Bỗng một hôm, đứa trẻ sinh ra bên hông người mẹ, nói được ngay, chân đi đôi "cợp" (giày) bằng vải thêu rất đẹp, tay cầm cuốn sách "lai- pao" (sách chữ Thái). Người mẹ thấy rất lạ, nhưng cũng mừng, ôm con sờ nắn xem khắp người con, thấy trên ngực nó có một vết mát (chàm, bớt), càng lấy làm lạ. Hai vợ chồng đặt tên con là Khăm Mát. Đứa trẻ lớn nhanh như cây măng, khoẻ như cây cao trong rừng, mắt sáng như ngôi sao trên đỉnh núi, nhanh trí hiếm có, khiến tên Chàu Đin (chúa đất, chủ mường) trong vùng rất lo sợ.
Một hôm, Khăm Mát
vào suối Chà Lạp bắt cá, tên Chàu Đin biết trước đã làm một cái bẫy đá chờ
chàng vào đến suối thì cho đá lăn xuống. Khi Khăm Mát sắp vào đến nơi, tên Chàu
Đin đã chuẩn bị gạt bẫy, thì bỗng có một ông lão ở đâu đến, nói: "Trên núi
có người bẫy đá đấy!". Khăm Mát quay lại, bẫy đá đổ ào ào, còn ông lão đã
biến mất. Thoát chết, chàng nghĩ hay ông lão là Xáy Thiển (ông tiên) đến cứu
giúp mình? Chàng quay về, đầu óc nghĩ mông lung: "Làm sao để được sống yên
ổn, khi tên Chàu Đin rắp tâm hãm hại mình?". Khăm Mát sắp về đến bản thì
ông lão lại xuất hiện (đúng ông là Xáy Thiển rồi). Ông nói: "Khăm Mát, bọn
Chàu Đin đang phục bắt cháu trong bản đấy, chớ về!". Chàng lo lắng hỏi:
"Ở nhà còn có bố mẹ cháu, cháu đi đâu được? Làm sao đưa bố mẹ cháu đi
theo?". Xáy Thiển nói: "Hãy đi theo con chim Nộc Cốc kia!- ông chỉ-
nó sẽ dẫn cháu đến một khu rừng đẹp. Sau đó cháu sẽ đến đón bố mẹ cháu cùng
đi!". Khăm Mát nhìn theo tay ông chỉ, thấy một con chim đại bàng đang bay
về phía mặt trời lặn. Chàng bèn rảo bước đi theo. Tới nơi, một cảnh tượng kỳ lạ
hiện ra trước mắt: núi rừng đầy hoa thơm, quả ngọt. Chim Nộc Cốc và những loại
chim khác đua nhau hót vui rộn rã, đón chàng và bứt quả ngọt trên cây xuống cho
chàng ăn. Khăm Mát ăn quả, ngồi tựa vào gốc cây ngủ thiếp đi. Khi chàng mở mắt,
biết là một đêm đã qua, bây giờ đã là một ngày mới, chói chang ánh nắng. Chàng
nhớ đến bố mẹ. Chàng nghĩ, phải về đón bố mẹ và dân bản đến đây ở để xây bản,
lập mường ở, tránh xa tên Chàu Đin kia mới được.
Nghĩ vậy, chàng
lập tức rời khu rừng nọ, luồn cây, lội suối trở về bản quê Mường Xiêng. Lòng
chàng tràn ngập vui sướng, khi chàng nghĩ đến lúc gặp lại bố mẹ và dân bản; khi
chàng nghĩ đến cuộc sống tự do, thanh bình ở nơi rừng núi phương xa…
Nhưng bỗng nghe
"phập" một cái, Khăm Mát khựng lại, ngã vật xuống, với một mũi tên
cắm trên ngực, ngay sát nơi có vết chàm. Chàng còn kịp nhìn thấy tên Chảu Đin
cầm cái nỏ từ trong bụi cây bên đường nhảy ra, rồi chàng mới tắt thở.
Về sau, lần theo
dấu vết của chàng, dân bản đến được nơi khu rừng gỗ quý, phong cảnh tuyệt đẹp
và đặt tên cho khu rừng ấy, dãy núi ấy là Pù Mát để nhớ đến chàng mãi mãi./.
Theo "Múa hát mừng nhà mới"- Quán Vi Miên chủ biên
Người kể:
Bunmi- Lô Hoan, Bùi Quang Trì
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét