(Chữ Thái Qùy Châu có đẹp
không? Mình khẳng định ngay là rất đẹp. Vậy nhưng thấy khá nhiều người khi nhìn vào một trang chữ Thái đều nói:
"Ầy dà, cái chữ gì mà trông giống như con giun con rắn?" Điều đó
không có gì lạ. Khi sống trong một môi trường choán kín các hình tượng chữ cái
la- tinh xung quanh (sách báo, ti- vi, quảng cáo, net), bạn cũng sẽ nói
như vậy. Tuy nhiên, bạn thử tưởng tượng xem nhé, ngày xưa các cụ toàn sử dụng
chữ Thái chứ không được biết đến chữ la- tinh… Biết đâu trong cái thuở xa xôi ấy
, không ít cụ đã "tám" với nhau một cái tin "cực hot, cực sốc" như thế này: "X>Z??K%&*@# Này các ấy biết chưa? Vừa mới xuất hiện một cái gọi là chữ la- tinh. Oy oy, nhìn vào nó hệt như dây leo cành bứa!" He he… Vậy đấy, bạn đọc phần sau đây sẽ hiểu hơn về chữ Thái Qùy Châu- còn gọi là lai- tay).
, không ít cụ đã "tám" với nhau một cái tin "cực hot, cực sốc" như thế này: "X>Z??K%&*@# Này các ấy biết chưa? Vừa mới xuất hiện một cái gọi là chữ la- tinh. Oy oy, nhìn vào nó hệt như dây leo cành bứa!" He he… Vậy đấy, bạn đọc phần sau đây sẽ hiểu hơn về chữ Thái Qùy Châu- còn gọi là lai- tay).
Hẳn là có nhiều ý kiến đồng tình với cách nhìn nhận cho
rằng “lai- tay” là chữ Thái, và việc sử dụng thuật ngữ “chữ Thái lai- tay” có
vẻ là không được xác đáng. Tuy
vậy, sự khẳng định cho rằng “chữ Thái” đúng là “lai tay” sẽ làm cho không ít
người phải suy đi nghĩ lại. Điều dễ hiểu là nhiều người từng được biết chữ Thái
gồm có nhiều hệ chữ khác nhau, trong đó có cả các hệ “lai tay”, hệ “lai xứ”, hệ
“lai pao”… Như vậy quan hệ định nghĩa giữa hai thành phần “chữ Thái” và “lai-
tay” mới thể hiện được điều kiện cần chứ chưa đạt được điều kiện đủ.
Trong ngôn ngữ
hàng ngày của người dân Thái, xác định cho đầy đủ các nghĩa liên quan của từ
“lai” không phải là việc dễ dàng. Theo cách hiểu chung nhất, “lai” có nghĩa là
một mảng tập hợp các đường nét hoặc hoa văn hàm chứa được một giá trị nhất định
(về thông tin, về kết cấu, về màu sắc…). Cách hiểu này thiên về các yếu tố tích
cực. Theo đó, các đường vân tay, chỉ tay trên lòng bàn tay được gọi là “lai
mư”; các mảng màu và đường nét hoa văn trên các tấm vải dệt hoặc thổ cẩm được
gọi tương ứng là “lai pha”, “lai màn”; hoa văn trong lòng rổ, rá, thúng… được
tạo nên bởi cách đan cài các thanh nan ngang dọc được gọi là “lai đông”… Và một
bản sách có ghi các chữ Thái cổ trong đó thì được gọi là “phờ lai” hoặc “pựn
lai”- có nghĩa là một thực thể bền vững có chứa đựng “lai” ở bên trong. Như
vậy, rõ ràng là ngoài hình ảnh đơn thuần được tạo bởi các mảng đường nét hữu
hình, “lai” còn tiềm ẩn cả sức mạnh trí tuệ và khả năng sáng tạo là những thứ
không dễ gì nhìn thấy và nắm bắt được. Từ đây ta thấy, việc hiểu “lai tay” là
“chữ Thái” chỉ là một sự lựa chọn cần thiết để phục vụ cho thuật ngữ. Thật ra,
trong tiếng Thái có từ “xứ” (hoặc có nơi gọi là “chư” tuỳ theo từng địa phương)
được mang nghĩa: 1. Chữ viết; 2. Tên gọi (danh tính); 3. (…). Các cụ già người
Thái ở vùng Tây Bắc của tỉnh Nghệ An có sử dụng từ “lai tay” nhưng với “lai xứ”
thì lại gọi là “xứ tay đẳm” (chữ của người Thái đen) và dùng từ “xứ pao” để chỉ
hệ chữ “lai pao”. Cũng theo lời các cụ kể lại, thời xưa người con trai của các
gia đình thuọc hàng vai vế trong xã hội Thái, khi trưởng thành đều được đặt
thêm một tên khác dùng từ “xự” hoặc “quảng” đứng đầu. Người thanh niên khi được
đặt cho các tên này được dân bản coi là người tuấn tú, có học thức, có triển
vọng…, dân bản gọi họ là những người “cốn đỉ mí chừ” (thành ngữ, nghĩa là “tuấn
tú, thông minh”).
Quay lại với từ
“lai”, ngoài cách hiểu đã nêu, “lai” còn được dùng khi nói đến việc thể hiện
khả năng trí tuệ hoặc kĩ năng cá nhân trong cộng đồng. Điều này được thể hiện
rõ qua thành ngữ “pớ mí lái mắn” (“mỗi người có một tài riêng”).
Với cách hiểu
thiên về tiêu cực, từ “lai” mang các nghĩa là: vằn vện, loang lổ. Để tả về bộ
mặt cũng như bộ da vằn vện của loài hổ hoặc của mèo, người ta dùng từ “lái
xửa”, “lái méo”. Con báo đốm cũng được gọi là “xửa lái tiến” (“lái tiến”- tấm
da báo lốm đốm như có in hình các đồng tiền xu). Vậy nên, với thành ngữ “na đỉ
mí chừ” (khuôn mặt tuấn tú thông minh) mà chuyển sang dùng từ “lai” thay cho từ
“chừ” để nói: “na đỉ mí lái” thì khi nghe được, người Thái sẽ phì cười… Kể ra,
từ “lai” và từ “xứ” có sự gần gũi đặc biệt về ngữ nghĩa, do từ “lai” mang đặc
tính tổng quát nên cách gọi “lai xứ” vẫn được tồn tại trong phạm vi quy ước.
Những điều đã
nêu trên cho phép nhận định rằng, cách nói cũng như cách hiểu cho rằng “lai-
tay” là “chữ Thái” hoặc “chữ Thái” là “lai- tay” không phải hoàn toàn đúng đắn,
nhưng sự lựa chọn này có những điểm hợp lý nên đã được chấp nhận trong thực tế.
Và bởi ở Việt Nam có nhiều hệ chữ Thái khác nhau, nên cũng phải nhìn nhận những
điểm hợp lý trong cách gọi “chữ Thái (hệ) lai tay”, “chữ Thái (hệ) lai xứ”…
cũng như cách nói “người Thái (nhóm) Tày Mường”, “người Thái (nhóm) Tày Thanh”…
Ở Việt Nam nay
đã xuất hiện một hệ chữ Thái gọi là Chữ Thái Việt Nam sử dụng cho nghiên cứu
trên bình diện khu vực hoặc quốc tế, để phân biệt với “chữ Thái (ở) Thái Lan”,
“chữ Thái (ở) Lào”…. Vì rằng các nước Lào, Thái Lan cũng đang sử dụng hệ chữ
quốc gia vốn nằm trong tổng thể chung của các hệ chữ Thái. Người Thái ở Việt
Nam chắc chắn tự hào về thuật ngữ “chữ Thái Việt Nam”, bởi ngoài việc gắn bó
với lịch sử đấu tranh lâu dài của dân tộc, người Thái cũng tạo ra được sắc diện
riêng biệt mang tính đặc thù làm phong phú thêm cho các giá trị văn hoá chung
của đất nước Việt Nam./.
Sầm Văn Bình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét