HỌC CHỮ THÁI QUA
FACEBOOK (HỆ CHỮ THÁI QUỲ CHÂU)
Trong Bài 1, chắc nhiều bạn mới chỉ ngó ngó nghiêng nghiêng
chứ chưa dám nói là chữ Thái xấu hay đẹp, dễ hay khó… Tuy nhiên, mình khuyên
các bạn cùng làm một điều là: hãy cứ viết đại ra, vì chữ của các bạn viết là tự
các bạn nhận xét chứ chẳng sợ gì ai nói là đẹp hay xấu, giống hay không giống…
Đầu tiên bạn có thể xem ngay trong họ và tên của mình có
những phụ âm gì, rồi viết ra… Một số bạn sẽ phát hiện ra rằng, trong bảng phụ
âm của chữ Thái không có các phụ âm như S, G, R, TR… Rồi có bạn lại lúng túng
không biết sử dụng các phụ âm có 2 dạng như T, H, X… thì dùng dạng nào với tên
của mình?... Chẳng sao đâu
, tất cả những điều đó sẽ được giải quyết trong các bài học sau.
, tất cả những điều đó sẽ được giải quyết trong các bài học sau.
Còn bây giờ, mình sẽ tiếp tục hướng dẫn cho các bạn làm quen
với nguyên âm và vần…
BÀI 2. CÁC NGUYÊN ÂM,
VẦN VÀ KÝ HIỆU.
* Nguyên âm là gì?
- Trong bài trước, ta đã biết phụ âm là tên các chữ cái la-
tinh trong bảng chữ cái tiếng Việt mà khi bạn muốn đọc nó lên phải "gân
cổ, bặm môi, phun phì phì…" thì mới đọc được. Và nguyên âm thì cứ há miệng ra
uốn éo một chút là ổn. Ví dụ:
/ Nguyên âm là a, i, o, u, e v.v…
Ảnh: Các nguyên âm và vần của chữ Thái Qùy Châu
* Nguyên âm được
sử dụng như thế nào?
- Nguyên âm
được ghép với phụ âm để tạo thành vần.
Ví dụ: Nguyên
âm a được ghép với phụ âm
m để tạo thành vần –am trong các từ nam, quam, kham, lam v.v…
Tương tự: i + m = im trong các từ tìm, lim dim, kim v.v…
- Nguyên âm
được ghép với phụ âm để tạo thành từ.
Ví dụ: Nguyên
âm e được ghép với phụ âm
b sẽ tạo thành các từ như bé, bè, bẻ.
Tương tự: t + o = to,
tỏ, tò v.v…
- Nguyên âm cũng được ghép với nhau để tạo thành các vần
kép.
Ví dụ: nguyên âm i
ghép với nguyên âm u tạo
thành vần –iu trong các từ níu, chịu v.v…
\\\???Trong nick Binh Sam của mình có: nguyên âm i, a và các vần –inh, -am. Còn bạn thì sao???///
* Tại sao có một số vần trong bảng nguyên âm
và được viết chỉ bằng 1 ký tự chữ Thái?
- Khác với tiếng Việt mà bạn đã quen thuộc hàng chục năm
nay, có một số vần trong tiếng Thái chỉ được viết bằng 1 ký tự. Ví dụ
như các vần –ăm, -ăn, -ăt, -ua v.v…
ở trong bảng.
* Các ký hiệu là gì vậy?
- Ký hiệu cũng có chức năng như một nguyên âm
(ký hiệu ư) hoặc một vần (ký
hiệu –ăng, -au, -ay) v.v… Theo đó,
các ký hiệu khi ghép với phụ âm cũng tạo thành một từ. Trong bảng nguyên
âm chữ Thái chỉ có 4 ký hiệu.
- Ký hiệu có cách xếp đặt vij trí trong một từ khác
biệt đôi chút so với các nguyên âm và vần. Mình sẽ hướng dẫn thêm trong các bài
học sau nhé!
Tạm biệt các bạn ở đây và hẹn gặp ở Bài 3
sao mà có thể dùng nguyên âm i (ký) kết hợp với u (cú) để tạo nên vần iu hay u được... theo mình biết trong tiếng thái chỉ có 3 chữ cái trở xuống để ghép thành âm thôi mà các nguyên am không kết hợp được với nhau...
Trả lờiXóa@ son vi van: Ngày xưa chữ Thái chỉ có 3 ký tự, tuy nhiên khi các cụ tuân theo điều đó một cách cứng nhắc thì có sự bất cập là không phân định được các từ có vần -oa như "hoan, toan"... Riêng phụ âm q thì các cụ lấy "co" ghép với "vo" thành chữ "co- vo". Vận dụng theo quy luật ghép vần từ các hệ chữ Thái vùng Tây Bắc, ta hoàn toàn có thể đưa thêm phụ âm v vào để tạo vần cho -oa, điều này cũng hợp với quy luật của tất cả các hệ chữ Thái khác... Riêng vần -iu thì chỉ đưa vần tiếng Việt vào làm ví dụ riêng trong bài 2 này, chứ vần -iu trong tiếng Thái ko phải được ghép từ i với u... Sẽ nói cụ thể hơn trong những bài sau....
Xóatheo e biết làm gì có thể viết được chữ hoa bằng chữ "hó"+"vo"+cá được... điều đó hoàn toàn không hợp qui luật...
Trả lờiXóa@ son vi van: Nếu bạn đưa ra được một quy luật thật tốt để viết chữ "nghến ngóa" (hôm qua) chẳng hạn, thì mh hoàn toàn ko phản đối. Viết chữ "qua" thì đơn giản, người ta chỉ cần ghép "co + vo = co-vo" + "cá" là được. Tuy nhiên, với các chữ khác như "ngoa, hoa, loan"... thì ko thể ghép như vậy được. Theo ý kiến của một số cụ khi người ta muốn viết chữ "ngoa" thì chỉ có cách là viết "nga", sau đó tùy theo văn cảnh mà luận lấy nghĩa... Còn theo một ông ở xã Căm Muộn (Quế Phong) thì cho rằng, trong trường hợp này người ta sẽ viết "ngo + co-vo + cá", như thế lại càng không ổn (ngo + co-vo + ca = ng-qua). Trong khi đó, chữ Thái ở Sơn La, ở Điện Biên, ở Yên Bái, ở Hòa Bình và ở Thanh Hóa (chưa nói đến ở Lào và Thái Lan cũng tương tự) người ta đều viết "ngoa" = ngó + vó + cá. Như vậy, nếu chữ Thái Qùy Châu không theo quy luật của các hệ chữ Thái khác thì vừa lạc lõng với vùng khác, vừa không mang tính chặt chẽ trong quy luật khi so sánh, "xếp hàng" với các hệ chữ Thái khác. Ví dụ, kể cả ở Thái Lan người ta cũng viết chữ "khoa" (bên phải) = ขวา (kho + vo + ca)...
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóakhó quá
Trả lờiXóaBạn có thể lưu lấy cái ảnh trong bài "Chữ Thái có phải là Lai- Tay" sau đó tập viết theo các chữ cái trong ảnh đấy. Đó là ảnh chụp từ một văn bản gốc...
Xóathe này lam sao ma viet dc nhi
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóa