Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2021

Một số khác biệt trong ngôn ngữ Thái

(Ảnh từ internet)

Được biết, người Thái sinh sống chủ yếu ở các tỉnh phía Tây Bắc của Việt Nam, là các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Hoà Bình và phía Bắc miền Trung là Thanh Hoá, Nghệ An. Từ trong các nghiên cứu đã chỉ ra khoảng một thế kỷ nay, người Thái ở Việt Nam được xếp vào hai nhóm chính, đó là nhóm Thái Đen và nhóm Thái Trắng. Trong vòng vài chục năm trở lại đây, việc xếp nhóm người Thái đã có sự khác biệt đôi chút do ở các tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An, người dân tộc Thái ở địa phương đã cho rằng, cách gọi tên Thái Đen và Thái Trắng ở hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hoá đã trở nên hết sức mờ nhạt, và hiện nay người ta chỉ biết ở đây có 3 nhóm Thái chính là Tay Mương, Tay Thanh, Tay Mười.

Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2021

"Thằm Mẻ Mọn" mãi còn ngân nga

 
(Ảnh chỉ mang tính minh hoạ, từ internet)

Thằm Mẻ Mọn (hang Mẻ Mọn) nằm tại địa phận bản Chiêng, xã Quang Phong (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An), đã từng có thời được gọi là "Đệ nhất động Nghệ An". Theo lời một cán bộ làm công tác Văn hoá- Thể thao- Du lịch huyện Quế Phong, dù đã từng "nổi danh" như thế nhưng Thằm Mẻ Mọn đã trở thành "nàng công chúa" ngủ quên nhiều năm trong rừng mà không được ai đánh thức. Thế nên khi hỏi những người dân sinh sống ở ngay thị trấn Kim Sơn (trung tâm huyện Quế Phong, Nghệ An) về "đệ nhất động" hang Thằm Mẻ Mọn nhiều người đều lắc đầu trả lời: không biết.

Thứ Năm, 7 tháng 10, 2021

"Nhập vong" trong cách nghĩ của người Thái Nghệ An

 

(Ảnh từ internet)

“Nhập vong”, “áp vong”, “ngoại cảm”, “tìm hài cốt”… là những từ ngữ đã được sử dụng từ bấy lâu nay, và đã thấy xuất hiện khá dày đặc trên báo chí và các phương tiện truyền thông cách đây mấy năm. Cùng với các từ đó, người ta truyền nhau những thông tin cùng chiều hoặc trái ngược nhau về “nhà ngoại cảm” Phan Thị Bích Hằng, về việc công an khám xét nơi ở và bắt tạm giam “Cậu Thủy”…

Xã hội người Thái Nghệ An ghi nhận có ba đối tượng liên quan hoặc nhiều hoặc ít đến chuyện “nhập vong”- đứng đầu là thầy mo, thứ hai là những người “đột nhiên có khả năng ngoại cảm” và thứ ba là những người phụ nữ yếu vía.

Về linh vật Chăm tìm được ở Quỳ Hợp- Nghệ An

 Được biết, trên dải đất Việt Nam ngày nay vào thời xưa đã từng tồn tại ba quốc gia. Về đại thể thì miền Bắc là lãnh thổ Đại Việt (đặc trưng là văn hoá Đông Sơn), miền Trung là địa bàn của vương quốc Chăm Pa (văn hoá Chăm Pa) và miền Nam là một phần lãnh thổ của vương quốc Phù Nam (văn hoá Óc Eo). Vào thời ấy cương vực, bờ cõi, biên giới giữa các quốc gia cổ đại luôn là vấn đề không bao giờ rành mạch rõ ràng.

Thứ Tư, 6 tháng 10, 2021

Qua một tình tiết trong Anh hùng ca Khủn Chưởng

 

Trong một dịp tình cờ cách đây mấy năm tôi được đọc một bài viết đề cập đến cuốn sách “Trường ca Khủn Chưởng”, sau khi sách vừa mới được xuất bản. Cuốn sách này do GS, TSKH Phan Đăng Nhật chủ biên, Vi Văn Kỳ cố vấn, cùng nhiều cộng sự khác (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, năm 2005). Sách dày 750 trang, bìa cứng có in ảnh buổi diễn xướng sử thi Khủn Chưởng ở xã Châu Hạnh (huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) vào ngày 21/ 8/ 2005.

Thành Tổng Lôi ở Bản Cung

 

Cuộc khởi nghĩa Tổng Lôi được đưa vào mục X, chương II của cuốn “Địa chí huyện Quỳ Hợp”[1], trong đó ghi nhận: “Cuộc khởi nghĩa Tổng Lôi (Quỳ Hợp) chưa nổ ra dữ dội và đã bị bóp nghẹt trong trứng nước nhưng đó là cuộc khởi nghĩa duy nhất có chuẩn bị chu đáo, được sự hưởng ứng của đông đảo nhân dân miền núi Nghệ An. Nó nói lên lòng yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Đồng thời cũng nói lên rằng, trước kẻ thù cướp nước, nhân dân ta ở bất cứ nơi nào, dù là đô thị, đồng bằng hay tại một làng bản nhỏ của người dân tộc thiểu số ở trong rừng núi hẻo lánh, âm u; tất cả đều nghĩ đến danh dự, đến thân phận mình và của cả dân tộc mà đứng lên hoặc đi theo các lãnh tụ để giết quân cướp nước, giải phóng dân tộc trong đó có bản thân mình”.[2] Nội dung liên quan trong bài viết này, về cuộc khởi nghĩa Tổng Lôi trong “Địa chí huyện Quỳ Hợp”, dựa theo tài liệu của Trần Thanh Tâm[3], có thể tóm tắt như sau:

Thứ Ba, 5 tháng 10, 2021

Truyền thuyết Xuống mường hạ giới

 

(Ảnh từ internet)

Kho tàng truyền thuyết, sử thi của đồng bào dân tộc thiểu số khá phong phú. Từ thời còn học phổ thông, tôi đã được làm quen với “Trường ca Đam San” của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Tiếp sau nữa có Sử thi “Đẻ đất đẻ nước” của dân tộc Mường, Truyền thuyết “Quám tố mướng” (Kể chuyện mường) của đồng bào Thái vùng Tây Bắc. Và, mặc dù là người Thái Nghệ An, gần chục năm trở lại đây tôi mới được biết đến Truyền thuyết “Xuống mường hạ giới”, huyền thoại “Khủn Tưởng- Khủn Tinh” và Sử thi “Khun Chương” của đồng bào Thái vùng Tây Bắc Nghệ An.