Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2021

Một số khác biệt trong ngôn ngữ Thái

(Ảnh từ internet)

Được biết, người Thái sinh sống chủ yếu ở các tỉnh phía Tây Bắc của Việt Nam, là các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Hoà Bình và phía Bắc miền Trung là Thanh Hoá, Nghệ An. Từ trong các nghiên cứu đã chỉ ra khoảng một thế kỷ nay, người Thái ở Việt Nam được xếp vào hai nhóm chính, đó là nhóm Thái Đen và nhóm Thái Trắng. Trong vòng vài chục năm trở lại đây, việc xếp nhóm người Thái đã có sự khác biệt đôi chút do ở các tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An, người dân tộc Thái ở địa phương đã cho rằng, cách gọi tên Thái Đen và Thái Trắng ở hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hoá đã trở nên hết sức mờ nhạt, và hiện nay người ta chỉ biết ở đây có 3 nhóm Thái chính là Tay Mương, Tay Thanh, Tay Mười.

Như vậy, xét riêng về ngôn ngữ nói, người Thái đã có 5 nhóm ngữ âm đang được sử dụng ứng với 5 nhóm người Thái là Thái Đen, Thái Trắng, Tay Mương, Tay Thanh, Tay Mười. Thực ra, tiếng Thái, ngôn ngữ Thái khá thống nhất về mặt từ vựng. Điều này được ghi nhận không chỉ riêng trong lãnh thổ Việt Nam mà còn tính chung trong các khu vực và quốc gia lân cận như Lào, Thái Lan, Myamar, Ấn Độ, Vân Nam (Trung Quốc). Tuy nhiên, sự biến âm trong tiếng Thái thường diễn ra khá phổ biến, có thể do tình bắc cầu giữa các địa phương hoặc do thói quen sử dụng lâu đời của người dân.

Trong các biến đổi dẫn đến làm thay đổi cách phát âm cũng như từ vựng tiếng Thái, có một vài trường hợp được chấp nhận khá dễ dàng giữa các nhóm; cũng có những trường hợp mang tính phổ biến đến mức, khi xảy ra tranh luận thì người ta thấy khó mà kết luận là nên nói thế này hay nên nói thế kia, cho dù việc bắt buộc một nhóm này từ bỏ thói quen để nói theo thói quan của nhóm khác vẫn luôn là điều không thể.

Thực ra, các khác biệt trong cách nói của người Việt, trong tiếng Việt nếu được đề cập trong một nghiên cứu cụ thể sẽ có nhiều điều để cho người nói tiếng Thái so sánh và làm quen. Ở đây chỉ đơn cử đưa ra một số khác biệt dễ nhận thấy giữa cách nói của người Việt ở miền Bắc và cách nói ở miền Nam, ví như:

- biến đổi phụ âm đầu Bắc/ Nam, ta có: V/ D (ví dụ: vui vẻ/ dui dẻ; vùng vẫy/ dùng dẫy)…

- biến đổi phụ âm vần Bắc/ Nam, ta có: N/ NG (hòn đá/ hòng đá); T/ C (phát âm/ phác âm)…

- biến đổi nguyên âm, vần Bắc/ Nam, ta có: ANH/ ĂN (thành phố/ thằn phố)…

… và còn nhiều trường hợp khác.

Biết được điều này, người nói tiếng Thái có một sự liên tưởng nhất định trước khi đi vào phần ngữ âm tiếng Thái.

Phần sau đây, khi tìm hiểu và giới thiệu về những điểm khác biệt trong ngôn ngữ người Thái thuộc nhóm Tay Mương ở Nghệ An so với các nhóm khác, các địa phương khác, chúng tôi muốn cung cấp cho những bạn đọc có mối quan tâm chung đến ngôn ngữ Thái, kể cả ở khu vực Tây Bắc Nghệ An và ở các địa phương khác, có cơ hội hiểu thêm về tính chất chung nhất trong sự chuyển hoá của ngữ âm tiếng Thái qua quá trình “vận động, giao thoa” đan xen giữa các địa phương khác nhau, các giai đoạn phát triển khác nhau từ trong lịch sử. Từ đây sẽ có thêm những điểm nhấn về sự hoà đồng và hiểu biết về đặc điểm ngữ âm trong cuộc sống và sinh hoạt của người Thái ở các vùng khác nhau. Đối với công việc nghiên cứu liên quan đến ngôn ngữ Thái nói chung, cũng sẽ tránh được quan điểm phiến diện, một chiều- đôi lúc có thể gây nên sự phản cảm trong tâm lý của một nhóm cụ thể nào đó. Mặt khác, khi được tiếp cận với các văn bản cổ được người xưa ghi chép bằng các hệ chữ Thái khác nhau, trong một mức độ nhất định cũng cho phép đạt được sự ghi nhận, nắm bắt nội dung dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Dưới đây là kết quả của một số tìm hiểu ban đầu, xin được đưa ra để bạn đọc cùng tham khảo (các từ không đặt dấu thanh điệu):

I. Chuyển hoá qua lại của phụ âm:

1, Phụ âm d- nh:

Nghệ An

Nhóm (địa phương) khác

Nghĩa tiếng Việt

nhao

dao

dài

diêm

nhiêm

ngó, nhìn

da

nha

kết thúc

nhanh

danh

ngắm

nhương

dương

bói

nhan

dan

dòng (nước)

v.v...

2, Phụ âm l- đ:

Nghệ An

Nhóm (địa phương) khác

Nghĩa tiếng Việt

đi

li

đẹp, xinh

lan

đan

cháu

đao

lao

ngôi sao

lương

đương

màu vàng

đơ

đâu

v.v...

3, Phụ âm b- v, p- v:

Nghệ An

Nhóm (địa phương) khác

Nghĩa tiếng Việt

pi

vi

cái quạt

vi

bi

cái lược

văng

băng

vũng suối

vao

bao

một loại ong

v.v...

II. Chuyển hoá qua lại của vần:

 Vần i- ay ua- ô:

Vần

Nghệ An

Nhóm (địa phương) khác

Nghĩa tiếng Việt

i- ay

phi

phay

lửa

chay

chi

cái dùi

ua- ô

lua

đuốc, củi

khô

khua

cái cầu

chuôn

chôn

biện, sửa

v.v...

III. Biến đổi vần:

Vần

Nghệ An

Nhóm (địa phương) khác

Nghĩa tiếng Việt

ay- ai

pai

pay

bên, phía

au- o

bo

bau

không

ap- ac

lạc

lạp

kéo (đt)

ang- ăng

tang (bơ)

tăng (bơ)

lá bướm bạc

âng- ưng

thưng

thâng

đến

anh-inh

phanh

phinh

sưởi, hơ

ôp- ôc

tôc

tôp

rơi

ôn- un

(manh) hôn

(manh) hun

con ruồi

ông- ung

mông

mung

nhìn, trông

ôi- ơi

(hay) mơi

(hay) muôi

chõ hông nhỏ

ưa- ơ

bưa

con bướm

ưa- ươc

chươc

chưa

sợi dây

ngươc

ngưa

con rồng

hươc

hưa

hàm (răng)

uc- ưc

lưc

luc

con, con cái

iêu- eo

đeo

điêu

một, độc

ia- e

xia

xe

mất

ăng- ong

bong

băng

ống

ia- ưa

hia

hưa

thuyền

êm- im

tim

têm

đầy

ươi- ơi

ơi

ươi

chị gái

aư- ơ

baư

lá cây

êm- ên

xên

xêm

dây

ôi- oi

moi

môi

nhìn

ông- ong

hong

hông

gọi

v.v...

IV. Biến đổi qua thành ngữ:

Thành ngữ chung

Nghĩa tiếng Việt

nhao- hi

dài

đi- ngam (am)

đẹp, xinh

chương- hong

của cải

khung- ông

súng

xơ- xong

trong trẻo, rõ

hong- hiêc

kêu, gọi

dam- dư

thăm viếng

v.v...

V. Biến đổi phụ âm:

Phụ âm

Nghệ An

Nhóm (địa phương) khác

Nghĩa tiếng Việt

h- t

tat

hat

thác nước

v- ng

nghên

vên

ngày

h- l

lon

hon

thường, hay

kh- h

hong

khong

của cải

v- p

pi

vi

cái quạt

ng- nh

nhin

nghin

nghe thấy

p- ph

phăt

păt

quật, giũ

ch- x

xam

cham

hắt hơi

v- ph

phen

ven

hơn, nhất

t- ch

ta nai

cha nai

họ ngoại

th- đ

điêu

thiêu

cái que

d- l

liên

diên

xếp, ken

v.v...

VI. Biến đổi nghĩa:

Nghệ An

Nhóm (địa phương) khác

Nghĩa tiếng Việt

cum

hen

phù hộ, độ trì

dươc, diêc

e

muốn

hôm

beo

lừa, dối

măn

lâng

thường hay

nhanh

bâng

ngắm nghía

lang păt

lôc xang

cọn nước

tâng

canh

và, với

phươn

pan

mâm

hoc

ep

học tập

châm

ôt

chậm chạp, trễ

xi la

chăc chi

rau thìa là

chang

chưt

nhạt

moc

mươi

sương

cong

dưới, bên dưới

măn

khay

dầu, mỡ, béo

dan

cham

e ngại

chăp chiên

xiêm ca

thằn lằn

v.v...

Trong phần này, không loại trừ có một số từ đã bị Việt hoá và quá trình chuyển nghĩa cũng đồng nghĩa với hành trình khôi phục nguyên nghĩa của các từ tiếng Thái. Công việc khôi phục nguyên nghĩa của các từ tiếng Thái phụ thuộc rất nhiều vào ý thức bảo tồn của người dân. Một thực tế rõ ràng là công việc này không còn có cơ hội để có thể thu được kết quả khả quan như mong muốn bởi những người Thái có thể biết được các từ nguyên nghĩa trong tiếng Thái đa phần đã về “mường Then” với tổ tiên. Ngoài sự tuyên truyền cần phải có để nâng cao nhận thức của cả cộng đồng người dân tộc Thái (và cả các dân tộc khác), có một điều rất quan trọng là tìm lại các từ nguyên nghĩa trong các văn bản chữ Thái cổ còn lưu giữ được. Bài viết này mới chỉ là sự khởi đầu bằng cách đưa ra một số biến đổi mang tính quy luật nhất định trong quá trình biến đổi ngữ âm Thái từ địa phương này qua địa phương khác, từ nhóm này qua nhóm khác. Mong rằng những thông tin này sẽ còn tiếp tục được bổ sung và được hoàn thiện dần theo thời gian... 

SẦM VĂN BÌNH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét